Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Pháp
  • Tây Nan Nha
  • Bồ Đào Nha

0975521254 0975621884

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt

Ngày cập nhật: 11-26-2017 - Lượt xem: 3636

phân tích hiệu quả nuôi tôm chân trắng trong thủy vực nước ngọt

NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRONG THỦY VỰC NƯỚC NGỌT

1.Sơ lược nồng độ muối tôm thẻ sống


Tôm thẻ chân trắng  là loại tôm biển được sinh thành thục và sinh sản ngoài biển khơi sau đó tôm giống có thể di cư sống vùng cửa sông với độ mặn thấp hơn, được tìm thấy trong thủy vực với độ muối rộng từ 1-40 ppt và điều kiện nuôi có thể với độ muối lớn hơn 0,5 -45ppt (David và ctv, 2004; Briggs và ctv, 2004). Nhiệt độ nuôi vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới với nhiệt độ > 20 0C quanh năm (FAO,2003). pH nước nuôi 7,5 -8,5 và oxy hòa tan > 1,2mg/L (Briggs và ctv, 2004).

2.Các công trình nghiên cứu


2.1. Trong nước
Mở đầu cho nghiên cứu nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 (2012) với mục đích của nghiên cứu này là ứng dụng cho vùng đã nhiễm mặn hay nuôi kết hợp với trồng lúa trong mùa mưa độ mặn thấp cho kết quả tôm đạt tỷ lệ sống thấp 60%, trọng lượng trung bình 15g/con trong đều kiện độ mặn gần như bằng 0‰ thế nhưng khi đo độ dẫn điện quy đổi cho thấy nước có độ mặn 0,23‰. Khi nghiên cứu thực hiện khảo nghiệm nuôi tôm thẻ độ mặn thấp 1-3‰ thì tỷ lệ sống cao hơn (91%) và tôm đạt kích cỡ thương phẩm 10g/con trong thời gian nuôi 3 tháng. Theo quy trình nuôi được khuyến cáo của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III nuôi tôm trong thủy vực nước ngọt sử dụng muối NaCl 200kg/1000m2 và duy trì bón phân kết hợp với khoáng vi lượng, tôm có thể đạt 10g/con ở kỳ thu hoạch (http://miennui.most.gov.vn). Theo thông tin của trang website bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa tin mô hình nuôi tôm độ mặn thấp 5‰ cho kết quả tốt thực nghiệm tại Nam Định do Trung Tâm Khuyến Ngư Khuyến Nông thực hiện. Theo báo cáo của ( ) nuôi tôm ở độ mặn thấp 4‰ cho tỷ lệ sống thấp từ 58,8-77,5% cho trọng lượng 5g/con sau 8 tuần nuôi thí nghiệm.
Tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long vùng ven biển như Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Long An đã phát triển công nghệ nuôi thẻ chân trắng trong vùng nhiễm mặn ở mùa mưa kết quả cũng ghi nhận có hiệu quả. Tuy nhiên vài một số tỉnh ở vùng thượng lưu sông Tiền và sông Hậu vùng chuyên canh trồng lúa và nuôi cá nước ngọt và tôm càng xanh lại bắt đầu phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng thuần hóa độ mặn thấp 1-5‰ sử dụng nguồn nước mặn từ muối NaCl và khoáng chất và dùng nước ngầm chứa độ mặn 1-5‰ để nuôi được nông dân quan tam vì lợi ích trước mắt đã thành công.



2.2. Nước ngoài
Tại Mỹ người dân cũng nuôi tôm thẻ chân trắng được thuần hóa với độ mặn 2‰ sử dụng bằng nước giếng khoan hay sử dựng nước ót độ mặn cao 100 -250‰ để pha loãng với nước ngọt để nuôi với mô hình trong ao đất và nuôi siêu thâm canh cho tỷ lệ sống 86,7%, tốc độ tăng trưởng từ 1,2 g -20g trong thời gian 12 ngày nuôi, năng suất đạt 12 tấn/ha/vụ (David và ctv, 2004). Luke và David (2010) cho thấy rằng độ mặn càng thấp thì năng suất nuôi tôm thẻ càng thấp tương quan thuận với nhau trong dãy độ mặn thí nghiêm 2 – 4‰ tuy nhiên còn phụ thuộc vào tỷ lệ khoáng chất K/Mg/Ca phải phù hợp. Theo Macelo và ctv (2008) đã nghiên cứu nuôi tôm thẻ chân trắng trong điều kiện nước mặn 0‰ với các mật độ khác nhau 90, 130, 180 con/m2 cho thấy tốc độ tăng trưởng rất chậm của tôm nuôi trong 210 ngày trọng lượng trung bình đạt từ 9-12g/con và tỷ lệ sống 67,1%. Theo nghiên cứu của Tzachi và ctv (2004) cho thấy sử dụng nước ngầm có độ mặn 1,8-2,6‰ nuôi thử nghiệm trong hệ thống nước chảy race way trong nhà cho năng suất cao 4,39kg/m2, tỷ lệ sống 86% và trọng lượng trung bình 14,7g/con trong thời gian 107 ngày.
2.3. Những vấn đề khó khăn trong hệ thống nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp
Kiềm và khoáng chất

Qua các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy nuôi tôm ở độ mặn thấp độ kiềm thấp trong trường hợp sử dụng muối và nước mặn pha loãng vì chính môi trường nước ngọt có tính chất độ kiềm thấp thiếu rất nhiều các muối khoáng cần thiết ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi gây bệnh mềm vỏ. Để đạt được nuôi tôm đạt chất lượng như vùng nước lợ cần bổ sung khoáng chất lớn về số lượng và chất lượng phù hợp một cách liên tục tăng giá thành nuôi tôm.

Tỷ lệ sống và tăng trưởng:

Nhiều nghiên cứu khác nhau trong các độ mặn nuôi thấp từ 0-4‰ cho thấy tỷ lệ sống tôm nuôi thấp (60 -86%) hơn nhiều so với nuôi ở nước lợ mặn. Tăng trưởng tôm nuôi ở độ mặn này cho kết quả tôm phát triển chậm (10g/con) chu kỳ nuôi dài (120-210 ngày) rất nhiều so với nuôi tôm nước lợ, mặn. Mặc dù bổ sung khoáng vi lượng cần thiết cho tôm để cải thiện tỷ lệ sống nhưng chi phí cũng tương đối cao.

Hệ vi tảo:

Qua nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác cùng với thực tế nuôi tôm cho thấy hệ tảo phát triển trong ao chủ yếu là tảo lục và tảo lam phát triển quá mức từ giữa chu kỳ đến cuối vụ nuôi ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.


Sức khỏe tôm:

Trong điều kiện nuôi tôm ở độ mặn thấp vẫn xảy ra bệnh dịch về các bệnh vi khuẩn, động vật nguyên sinh và bệnh do virus trong hệ thống nuôi. Áp suất thẩm thấu trao đổi khoáng chất giữa môi trường nuôi và tôm vẫn là khó khăn cho tôm nuôi vì hàm lượng ion và khoáng chất trong nước ngọt thấp. Tôm nuôi tiết nhiều nước và lấy khoáng chất từ thức ăn và nước lượng ammonia duy trì cao trong hệ thống và các chức năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu của tôm thường bị tổn thương.

Các vấn đề bí quyết dẫn đến sự thành công của nuôi tôm thẻ chân trắng trong thủy vực nước ngọt:

  • Chọn loại khoáng thích hợp gồm: khoán ăn và khoán tạt trong nước, 02 loại khoáng này được nghiên cứu chuyên dụng đã chứng minh.
  • Khống chế tảo lam phát triển: bằng công nghệ N/P, diệt tảo, vi sinh nội tại
  • Chất bổ sung theo thức ăn
  • Kỹ thuật thuần từ 30 – 0 ppt
  • Thức ăn 

Chúc thành công.,

 

Để được tư vấn kỹ thuật nuôi và cung cấp các khoáng, chất bổ sung và các vấn đề khác hãy liên hệ với công ty khoa học thủy sản và môi trường SAEN 

GỌI : 0975521254 SẼ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt
Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt
Sản phẩm liên quan
CALL
SMS
Chỉ đường