Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Pháp
  • Tây Nan Nha
  • Bồ Đào Nha

0975521254 0975621884

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống tôm (phần 2)

Ngày cập nhật: 12-27-2017 - Lượt xem: 1743

Tăng cường chất lượng tôm giống

2.5. Các bước thực hiện an toàn sinh học trong trại giống

  • Mỗi trại giống phải áp dụng quy trình an toàn sinh học cho riêng mình: từ thiết kế trang trại, khu sinh hoạt, khu làm và khu ương ấu trùng.
  • Tất cả những người điều hành và tham gia trực tiếp và gián tiếp trong trại giống phải được đọc kỹ và hiểu quy trình an toàn sinh học được đưa ra.
  • Triển khai và đào tạo toàn những người làm việc để thấu hiểu vận hành và bảo đảm an toàn sinh học trong trai sản xuất giống: nhóm kỹ thuật hiểu biết sâu về an toàn kỹ thuật sẽ đào tạo lý thuyết và thực hành cho tất cả mọi người liên quan sản xuất trong trang trại. Đây là khâu rất quan trọng dẫn đến thành công.
  • Xác định mối nguy ảnh hưởng đến an toàn sinh học của mỗi vùng (nhà, khu vực) ương nuôi ấu trùng trong trại ấp: mỗi vùng của trại sản xuất giống khác nhau được đánh giá đúng về cấp độ ATSH và các nguy cơ lây nhiễm ở các cấp độ khác nhau như vùng cách ly, vùng nhạy cảm nhất, vùng có mức độ an toàn trung bình và vùng có ít rủi ro lây lan mầm bệnh. Từ đó, có chiến lược thực hiện tối ưu quy trình ATSH cho từng vùng.
  • Phát triển và thực hiện quy trình qui phạm an toàn sinh học theo hướng tiếp cận của phân tích đánh giá các mối nguy của HACCP: được ứng dụng cho đánh giá các mối nguy của nhà máy chế biến thực phẩm con người. Trên nguyên lý đó áp dụng cho sản xuất giống hạn chế xâm nhập mầm bệnh cho trại giống.
  • Phân tích HACCP nên cần ứng dụng cho sản xuất tôm: Để đạt tối ưu ATSH cho cơ sở hạ tầng sản xuất tôm, phải cách ly hệ thống nuôi bố mẹ, hệ thống sinh sản, hệ thống ương ấu trùng và giai đoạn nuôi tăng trưởng. Cần xác định điểm giới hạn của ATSH của các giai đoạn nuôi thành thục, ương ấu trùng, nuôi thương phẩm, nguồn nước và thức ăn, động vật khác, con người, dụng cụ và thiết bị.
  • Cần đưa ra chi tiết sơ đồ cơ sở vật chất trại, quy trình vận hành, vận chuyển ấu trùng và tôm trong quá trình sản xuất: xây dựng chi tiết các điểm dẫn đến mối nguy và đánh giá tiềm năng dẫn đến nguy cơ xâm nhập, lây lan mầm bệnh ảnh hưởng đến chất lượng tôm từ các khâu nhận tôm bố mẹ, ương nuôi ấu trùng đến xuất bán.
  • Xác định rõ các vấn đề cần khống chế theo tiêu chuẩn: ở những vùng khác nhau như khu cách ly sàn lọc bệnh, nuôi thành thục, nuôi giữ bố mẹ, khu ương nuôi ấu trùng và khu ấp artemia...

+) lối vào của cơ sở sản xuất: quản lý nghiêm ngặt lối vào của công nhân, người quản lý, xe và các nhân tố khác mang mầm bệnh để ngăn chặn sự lây lan từ các trại khác và từ môi trường bên ngoài.

+) Xử lý nước: tất cả các nguồn nước sử dụng cho sản xuất phải được xử lý độc lập và sử dụng riêng cho từng đơn vị, sử dụng công nghệ chlorine, ozone, lọc ... để tiêu diệt mầm bệnh và ký chủ.

+) Nuôi, giữ bố mẹ: cách ly nguồn bố mẹ nhập vào, kiểm tra và vệ sinh và xử lý: thức ăn tươi sống, các bể nuôi, nguồn nước, nguồn khí, tôm bố mẹ, trứng, naupllii và dụng cụ.

+) Hệ thống ương ấu trùng: Định kỳ có thời gian phơi bể, vệ sinh và khử trùng bể, trang thiết bị, đường ống dẫn nước, ống dẫn khí, khử trùng thức ăn tươi sống và tách biệt với nguyên vật liệu của từng bể và từng nhà ương.

+) Nuôi tảo: hạn chế tối đa cá nhân đi vào phòng thí nghiệm lưu giữ và nhân sinh khối. Vệ sinh khử trùng hệ thống nuôi tảo, đường ống dẫn nước, dẫn khí và các trang thiết bị khác liên quan. Cần phải xem xét quản lý chất lượng tảo và hóa chất sử dụng.

+) Artemia:  khử trùng trứng cyst artemia, hệ thống ấp, đường ống dẫn nước và khí.

+) Hạn chế tối đa đường vào khu vực trại giống cho tất cả mọi người và tuân thủ quy trình an toàn sinh học.

  • Giới hạn khoanh vùng cho nhân viên ương giống trong một vùng hoạt động nhất định: hạn chế họ đi lại tự do đến khu vực khác, cũng như quy định cụ thể họ có thể đi lại vùng nào được phép và không được phép. Tốt nhất mỗi nhân viên được mặc các ao có màu khác nhau để nhận biết.
  • Tất cả các nhân viên phải được vệ sinh trước và sau khi vào trại sản xuất giống: tại gần cửa của các đơn vị ương ấu trùng, tôm bố mẹ, nuôi tảo, artemia... phải có hồ nhúng chân vệ sinh bằng chlorine 50ppm hoạt chất, và rữa tay bằng Iodine 20ppm hay cồn > 70% trước khi vào và ra các đơn vị sản xuất.
  • Đặc biệt cẩn thận xe cá nhân hay xe chở tôm (bố mẹ, giống) vào trại:  tất cả các xe được chạy qua hố chứa chlorine 100ppm của hoạt lực. Vì họ có thể mang mầm bệnh từ các trại khác vào trại giống chúng ta.
  • Thận trọng ký chủ mang mầm bệnh: các động vật trên cạn, động vật thủy sản, côn trùng và chim có nguy cơ mang mầm bệnh từ tự nhiên hay từ trại này sang trại khác. Cần sử dụng phương pháp vật lý phòng chống như lưới, lọc nước và che kín.

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống tôm (phần 2)

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống tôm (phần 2)

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống tôm (phần 2)

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống tôm (phần 2)

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống tôm (phần 2)
An toàn sinh học trong trại sản xuất giống tôm (phần 2)
Sản phẩm liên quan
CALL
SMS
Chỉ đường