Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Pháp
  • Tây Nan Nha
  • Bồ Đào Nha

0975521254 0975621884

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 4) : Sức khỏe tôm

Ngày cập nhật: 12-27-2017 - Lượt xem: 1475

An toàn sinh học cho chuẩn bị tôm sinh sản

Phần 4: Sức khỏe tôm

Đánh giá sức khỏe tôm theo từng giai đoạn phát triển hàng ngày là vô cùng quan trọng. Sức khỏe từng các giai đoạn phát triển của tôm được sử dụng phương pháp đơn giản dễ thực hiện trong trại giống đồng thời cho kết quả nhanh. Phương pháp đánh giá sức khỏe các giai đoạn tôm được chia thành 3 cấp độ khác nhau từ Thấp (1) đến trung bình (2) và cao (3) trong bảng 3.

Bảng  3. Các cấp độ quan sát đánh giá

Cấp độ

   Các chỉ tiêu xác định

Cấp độ 1

Dựa vào quan sát sức khỏe (hoạt động) và môi trường (chất lượng nước): xem xét sự vận động của ấu trùng và tôm, màu sắc cũng có thể biết chất lượng tôm.

Cấp độ 2

Xác định chi tiết dưới kính hiển vi quang học không nhuộm màu và trải đĩa xác định vi khuẩn: xác định các bộ phận ấu trùng với các dấu hiệu bệnh lý như ký sinh trùng, vi khuẩn và hệ vi khuẩn trong hệ thống.

Cấp độ 3

sử dụng phương pháp phức tạp hơn như sinh học phân tử (PCR) và  phương pháp miễn dịch học: Thường dùng xác định danh của vi khuẩn, vi bào tử và virus.

 

2.8. An toàn sinh học cho nuôi tôm chuẩn bị sinh sản

Phần này đề cập bao gồm: chọn tôm bố mẹ, nuôi thành thục và tái thành thục, thuần hóa, đẻ và ấp trứng. Phần này trình bày chi tiết cho mỗi công đoạn thực hiện.

2.8.1.Chọn tôm bố mẹ:

  • Phải chọn tôm sạch bệnh để thành công sản xuất giống sạch bệnh:

Để thành công và sản xuất tôm giống sạch bệnh, tôm bố mẹ được chọn những cá thể được chứng nhận “sạch” các bệnh nguy hiểm (SPF) thường gọi là “high health” tạm dịch là “tôm có sức khỏe tốt” như các virus IMNV, SWSS, IHHN, Taura, BP, MBV và YHV, và các loại bệnh khác như vi bào tử Gregarine, EHP cũng như vi khuẩn gây bệnh chết sớm (Vibrio parahaemolyticus). Lưu ý tôm bố mẹ SPF chỉ tạm thời sạch bệnh trong thời gian kiểm tra. Nên việc nhập tôm bố mẹ về trại giống phải có khu nuôi cách ly và tiếp tục theo dõi. Nhiều trại ở các nước đánh dấu tôm bố mẹ và kiểm tra lại thế hệ con (tôm giống) hàng tháng để chắc chắn sạch bệnh dù đã trãi qua thời gian cách ly bệnh.

  • Khi chọn tôm bố mẹ đã gia hóa cần phải biết thông tinh về nguồn gốc và lịch sử nuôi của chúng:

Qua đó, còn kiểm tra các chứng nhận và kiểm tra trạng thái tôm hiện tại thông qua quan sát hình thái bên ngoài như trọng lượng và các phụ bộ của tôm để đánh giá đúng hơn.

  • Trước khi mang tôm bố mẹ vào trại sản xuất giống, tôm bố mẹ nhận về phải được nuôi cách ly sàn lọc bệnh để chắc chắc sạch bệnh:

Nếu trang trại có điều kiện thì lập vùng nuôi cách ly kép kín và nhốt riêng từng cá thể để sàng lọc mầm bệnh virus và vi khuẩn nếu có thể.

Nếu trang trại không có điều kiện lập vùng nuôi riêng, thì thiết kế trại giống có phòng cách ly riêng bảo đảm không lây nhiễm mầm bệnh. Và công nhân kỹ thuật chuyên phục vụ cho nhà nuôi này là cần thiết vì an toàn sinh học.

 

  • Đơn vị nhà nuôi cách ly cần tuân thủ các điều như sau:
  • Nó được xây cách ly với các hệ thống ương, hệ thống đẻ và các hệ thống khác như artemia và tảo
  • Hoàn toàn kép kín với bên ngoài
  • Trang bị đầy đủ các bộ phận tiệt trùng rữa chân, rữa tay của lối vào lối ra.
  • Vào vùng cách ly chỉ có nhân viên có nhiệm vụ thực hiện và giới hạn khả năng đi ra vào các vùng khác như tuyệt đối.
  • Nhân viên làm việc tại đơn vị cách ly phải tuân thủ trước khi vào phải thay quần áo, giầy dép, ủng của đơn vị nuôi cách ly. Sau khi hoàn tất công việc thì có thể ra và mặc lại áo của mình.
  • Trang bị đầy đủ thùng vận chuyển tôm vào và ra trong đơn vị nuôi cách ly
  • Nguồn nước, nguồn khí được thiết kế tiệt trùng và lắp đặt riêng biệt với hệ thống cấp và thoát nước. Đặc biệt xử lý nước trước khi thải ra môi trường.
  • Nguồn nước biển cung cấp phải xử lý bằng chlorine và khử chlorine dư trong bể chứa trước khi dùng.
  • Tiệt trùng nguồn nước thải bằng chlorine
  • Tôm chết trong quá trình cách ly cần phải tiêu hủy (thiêu đốt)
  • Bể nhựa, ca nhựa và vòi nước cần khử trùng bằng chlorine trước khi sử dụng
  • Tất cả những hoạt động trong đơn vị nhà nuôi cách ly phải rõ và duy trì. Tất cả trang thiết bị và dụng cụ trong nhà nuôi cách ly cần vệ sinh khử trùng sau khi hết thời gian cách ly.

 

Hệ thống nuôi cách ly bố mẹ nên được xây dựng để đạt mục tiêu từ “ bẩn” trở thành “sạch” sức khỏe tôm đạt được một cách rõ ràng.

Tôm bố mẹ không được giải phóng ra khỏi phòng cách ly khi chưa biết được sức khỏe của chúng một cách rõ ràng.

 

  • Thuần dưỡng

Sau khi tôm trải qua giai đoạn cách ly an toàn sinh học và được thuần dưỡng trong hệ thống nuôi thành thục :

+ 7 ngày – vài tuần thích hợp với điều kiện nuôi thành thục

+ Điều chỉnh điều kiện môi trường nuôi thích hợp

+ Điều chỉnh thức ăn cho chúng đặc biệt thức ăn công nghiệp cho bố mẹ tốt hơn thức ăn tươi sống để phòng tránh nhiễm bệnh.

Hệ thống nuôi thuần dưỡng phải đủ điều kiện và không gian cho chúng chuẩn bị đưa vào hệ thống sinh sản:

+ điều kiện tối ưu

+ tham gia sinh sản sớm

+ tránh kéo dài thời gian nuôi tôm bố mẹ giảm chất lượng

Thời gian lưu giữ ít nhất 7 ngày đến vài tuần chuẩn bị cho sinh sản:

+ thuần nhiệt độ và độ mặn

+ giám sát chu kỳ lột xác và cắt mắt

 

 

2.8.2. Hệ thống sinh sản

Đây là bước đầu tiên trong việc sản xuất ấu trùng bao gồm nuôi thành thục và sinh sản. quy mô và thiết kế hệ thống này phụ thuộc vào chiến lược của từng trại nuôi. Ví dụ như: sản xuất post hàng loạt thương mại hay là nghiên cứu lai tạo giống.

Hệ thống nuôi thành thục phải đủ lớn chứa đủ cá bể nuôi thành thục và các thiết bị khác khác cần thiết cho sản xuất giống.

 

Qui mô phù thuộc vào:

+ số lượng tôm bố mẹ ( đực và cai

+ số lượng nauplius

+ Chu kỳ sản xuất...

Điều kiện phòng nuôi tôm bố mẹ thành thục

+ ánh sáng yếu

+ chu kỳ quang từ 10-12 giờ tối : 12-14 giờ sáng

+ hạn chế đi vào : tiếng ồn, tiếng rung, vận động xáo trộn.

+ thích hợp nhất là bể tròn màu đen và bóng láng có đường kính 5m, nước chảy xoay vòng và thay nước từ 250% - 300%, chảy liên tục và sục khí không quá mạnh.

+ mực nước nuôi : 0.5 -0.7 m

+ mật độ nuôi : 7-8 con/m2

+ duy trì nhiệt độ : 28-29oC, độ mặn 30 -35‰, pH = 8.0-8.2

 

 

Vùng chuẩn bị thức ăn : gần phòng nuôi thành thục nhưng cách ly phòng nuôi thành thục:

 Bao gồm: dao, tủ lạnh, thức ăn và các dụng cụ khác....

 

Bể nuôi bố mẹ thành thục phải si phone và lau chùi hàng ngày

 

 

 

Sử dụng dụng cụ siphone bằng nhựa PVC và kết nối ống mềm. Mỗi bể chỉ sử dụng 1 PVC và các bể có thể sử dụng chung ống nhựa mềm. Sau khi siphon ống mềm và PVC phải được vệ sinh bằng chlorine = 2000ppm.

Chú ý rằng chà sạch thành bể nuôi bố mẹ và đáy bể hàng ngày là vô cùng cần thiết vì chứa nhiều vi sinh vật như vi khuẩn, động vật phù du và tảo có thể phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe tôm bố mẹ đáng kể. Vài trường hợp có 1 bể riêng sang tôm để vệ sinh định kỳ tuy nhiên phương phát này phải kéo léo thao tác giảm thiểu tối đa stress cho tôm và ảnh hưởng đến sinh sản.

 Dụng cụ vợt kiểm tra và bắt tôm bố mẹ phải được vệ sinh trước khi thao tác : bằng chlorine hay Iodine 20 ppm hoạt chất.

Mật độ tối ưu cho tôm bắt cặp tự nhiên được duy trì

 

 

 

 

 

+ 7-8 con/m2 cho bắt cặp tự nhiên

+ 16 con/m2 cho cấy tinh nhân tạo

+ năng suất nuôi 0.2-0.3 kg/m2

+ nếu thả mật độ cao hơn thì phải bảo đảm chất lượng nước.

+ sang bể tỷ lệ tôm bắt cặp cao hơn

 

Tối ưu tỷ lệ bắt cặp cho tôm thẻ bố mẹ sinh sản

 

 + Tỷ lệ tôm cái: đực = 1-1.5 : 1 là thích hợp. Thông thường tôm mẹ và tôm bố được nuôi riêng để giảm chi phí thức ăn vì tôm đực sử dụng thức ăn có chất lượng thấp hơn so với tôm cái. Ngoài ra tôm đực được nuôi ở điều kiện nhiệt độ lạnh (25-270C) để tăng chất lượng tinh trùng. Mật độ tôm đực có thể nuôi cao hơn, nếu sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cấy tinh.

Tuy nhiên, khi nuôi tách biệt như thế tôm cái sẽ bị stress hơn vì bắt 2 lần/ngày từ bể nuôi đến bể đẻ và ngược lại. Tỷ lệ bắt cặp tăng lên và tỷ lệ sinh sản cao hơn khi nuôi chung đực và cái vì trong nước tich lũy hocmone sinh dục. ví dụ như tôm bắt trong tự nhiên tham gia sinh sản từ 4-8%, trong khi đó tôm gia hóa là 10-15%.

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 4) : Sức khỏe tôm

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 4) : Sức khỏe tôm

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 4) : Sức khỏe tôm

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 4) : Sức khỏe tôm

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 4) : Sức khỏe tôm
An toàn sinh học trong trại sản xuất giống (phần 4) : Sức khỏe tôm
Sản phẩm liên quan
CALL
SMS
Chỉ đường