Mã số thuế: 0313699481- số fax 08 62 51 87 88- Email: saenvietnam@gmail.com 

14/3  Đường Huỳnh Thị Mài, ấp Thới Tây 1, , Xã Tân Thới Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng giao dịch SAEN:  672 A 49 (lầu 2). Phan Văn Trị, Khu dân cư City Land Park Hills, P10, Quận Gò Vấp, TPHCM.

  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Pháp
  • Tây Nan Nha
  • Bồ Đào Nha

0975521254 0975621884

An toan sinh hoc trại sản xuất giống và tiêu chi tôm giống (phần 1)

Ngày cập nhật: 12-27-2017 - Lượt xem: 1941

Tăng tỷ lệ sống tôm, sản xuất giống sạch bệnh và hiệu quả kinh tế

Chương 1. Giới thiệu

Ngày nay, nghề nuôi tôm he đã và đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Chất lượng tôm giống được đánh giá một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần cho sự thành công của nuôi tôm thương phẩm.

Nhu cầu tôm giống cung cấp cho nuôi thương phẩm hàng năm ước tính 130 tỷ con tôm giống bao gồm khoảng 100 tỷ tôm thẻ chân trắng và 30 tỷ tôm sú giống. Để đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường, Việt Nam cần phải nhập khoảng hơn 210.000 con tôm bố mẹ. Số lượng giống Việt Nam có thể sản xuất cung ứng cho thị trường trong nước với hơn 5.000 trại giống lớn nhỏ trong nước vì đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống. Tuy nhiên, chất lượng tôm giống hiện nay vẫn còn là vấn đề thách thức không đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh tình hình bệnh dịch đã và đang diễn ra tại Việt Nam và trên thế giới.

Xu thế sản xuất giống tôm hiện nay, không những tập trung về số lượng mà tập trung cải thiện chất lượng tôm giống tốt hơn, phải bảo đảm sạch các loại mầm bệnh phổ biến nguy hiểm cho nuôi thương phẩm và thậm chí chương trình chọn giống tăng trưởng nhanh và kháng một số loại bệnh được đề cập.

Để tăng cường chất lượng tôm giống, công nghệ sản xuất phải cải thiện đáng kể trong quản lý sức khỏe tôm giống và áp dụng phương pháp sản xuất an toàn sinh học nghiêm ngặt. Chính vì thế, các trang trại giống nhỏ lẻ cũng phải tuân thủ các quy trình cách ly an toàn sinh học trong sản xuất nhằm tăng chất lượng và số lượng tôm giống đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi soạn thảo qui trình áp dụng an toàn sinh học cho trại giống và đào tạo tập huấn các kỹ năng sử dụng phòng thí nghiệm nhằm phục vụ sản xuất trong thực tiễn. Tài liệu này được soạn thảo dựa trên các qui trình chuẩn của nhiều chuyên gia ở các nước Nam Mỹ đã và đang áp dụng trên Thế Giới cho các trại giống từ các qui mô nhỏ đến lớn.

Chúng tôi mong rằng, tài liệu này được góp ích cho các nhà sản xuất thực hành vận hành trang trại một cách hiệu quả và chất lượng.

 

Chương 2. Thiết lập và quản lý an toàn sinh học

2.1. Khái niệm về an toàn sinh học

An toàn sinh học trong trại sản xuất giống được định nghĩa là “ bộ quy tắc thực hành để giảm khả năng xâm nhập mầm bệnh vào trong hệ thống sản xuất giống và giảm thiểu mầm bệnh lây lan từ nơi này sang nơi khác(Lotz, 1997). Được viết tắt trong tài liệu này là “ATSH”. Để thực hiện ATSH trong hệ thống sản xuất giống sử dụng các phương pháp cơ bản bao gồm: vật lý, hóa học và sinh học để ngăn chặn tất cả các mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống sản xuất. Các cấp độ ATSH phù thuộc vào khả năng đầu tư của trại giống và kỹ thuật áp dụng. Hệ thống ATSH cao sẽ tăng năng suất và chất lượng con giống có thể mang lại giá thành sản xuất thấp trong gian đoạn lâu dài. Tuy nhiên, việc đầu tư hệ thống ATSH ban đầu tương đối cao hơn so với trang trại không ATSH. Trách nhiệm của trại giống cũng phải chú ý để đề phòng việc phóng thích mầm bệnh ra môi trường xung quanh và lây lan mầm bệnh cho các trại khác.

2.2.  Tôm giống sạch bệnh các loại bệnh đặc trưng và nguy hiểm

Tôm giống sạch các mầm bệnh đặc trưng và nguy him được viết tắt là SPF “ specific pathogen free” , là con giống được sản xuất từ bố mẹ SPF và được ương nuôi dưới điều kiện an toàn sinh học nghiêm ngặt. Tôm giống được kiểm tra với kết quả không nhiễm các mầm bệnh đặc trưng và nguy hiểm (Debtanubar et al., 2012). Các loại mầm bệnh đặc trưng trên tôm thẻ và tôm sú thể hiện ở bảng 1.

 

 

 

 

 

 

Bảng  1. Tiêu chuẩn tôm sạch bệnh của chương trình trang trại tôm biển mỹ (USMSFP)

Loại mầm bệnh

Mầm bệnh

Tên mầm bệnh bằng tiếng Việt

Virus

TSV

Bệnh virus Taura

 

WSSV

Bệnh đốm trắng do virus

 

YHV

Bệnh virus đầu vàng

 

GAV

Bệnh virus  Gill Associated virus hội chứng liên quan đến mang

 

LOV

Bệnh virus lymphoid organ virus

 

IHHNV

Bệnh virus gây hoại tử tế bào máu và cơ quan lập mô biểu bì

 

BP

 

 

MBV

bệnh còi

 

IMNV

gây hoại tử ruột

 

BMN

 

Procaryote

NHP

thuộc nhóm alpha proteobacteria

Protozoa

Vi bào tử trùng

microsporidia

 

 

haplosporidia

 

EHP

Enterocytozoon hepatopenaei

 

Gregarines

apicomplexia

Vi khuẩn

EMS/AHHP

 

 

 

2.3. Tôm bố mẹ sạch bệnh

Hiện nay trên thị trường có hai loại tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh thường gọi là tôm bố mẹ SPF và tôm bố mẹ SPR. Tôm bố mẹ SPF sạch các loại bệnh như trong bảng 1 nhưng không kháng được một số bệnh. Tôm bố mẹ SPR có thể sạch bệnh và kháng một số bệnh có thể di truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên, hiện nay tôm chân trắng đã có giống SPR nhưng chỉ kháng duy nhất một loại bệnh Taura.

2.4. Khái quát con đường truyền lây lan mầm bệnh trong trại sản xuất giống

Các con đường lây bệnh nguy hiểm cho tôm thường là bệnh do virus, vi bào tử và vi khuẩn. Chúng thường lây lan thông qua các con đường như sau: nước, khí, tôm bố mẹ, dụng cụ, thức ăn (tươi và sống), động vật và con người và hệ thống trang trại.

  • Lây lan bằng con đường nước:

Hầu như các mầm bệnh virus, vi khuẩn và ký sinh sinh trùng xâm nhập vào hệ thống sản xuất giống thông qua con đường nước, nếu như nguồn nước không được xử lý tiệt trùng. Trong trại giống, nguồn nước biển trong tự nhiên chưa bảo đảm sạch các mầm bệnh cần phải khử trùng trước khi sử dụng. Mầm bệnh cũng có thể lưu trú trong các hệ thống bể chứa và hệ thống ống dẫn vào bể nuôi cũng cần lưu ý.

  • Lây lan bằng con đường khí:

Con đường lây bệnh thông qua gió, không khí ẩm ướt chủ yếu là vi khuẩn. Không khí có thể mang hơi nước và vật chủ chứa virus hay vi khuẩn và kí sinh trùng chưa được xử lý cũng là con đường xâm nhập vào hệ thống nếu chưa được xử lý.

  • Lây lan bằng con đường tôm bố mẹ:

Tôm bố mẹ chưa được gọi là sạch bệnh, việc truyền vi khuẩn, virus và kí sinh trùng trực tiếp cho ấu trùng tôm thông qua phương truyền thẳng từ từ mẹ sang con và còn có thể lây theo truyền ngang từ con mang mầm bệnh sang tôm không nhiễm bệnh.

  • Lây lan bằng con đường dụng cụ và thiết bị:

Thông thường dụng cụ không được tiệt trùng tuyệt đối bằng phương pháp vật lý và hóa học khi sử dụng chung với nhau là điều kiện lây lan mầm bệnh từ hệ thống này sang hệ thống ương khác. Dụng cụ có thể là nơi trú ẩn của các mầm bệnh là “phương tiện” phát tán mầm bệnh theo chiều ngang nhanh chóng nếu không được khử trùng hay sử dụng độc lập để cách ly.

  • Lây lan bằng con đường thức ăn:

Thức ăn tươi và sống bao gồm thức ăn cho bố mẹ (hầu, giun nhiều tơ và ốc) và thức ăn cho ấu trùng tôm như tảo tươi (bị nhiễm) và artemia (nhiễm trong quá trình ấp). Đây là con đường phổ biến lây lan mầm bệnh cho tôm giống trực tiếp. Nếu không được vệ sinh, lựa chọn nguồn thức ăn sạch mầm bệnh trước khi sử dụng.

  • Lây lan bằng con đường động vật và con người:

Động vật nuôi trong nhà hay động vật hoang dã khác như chó, mèo, chuột, chim... ngay cả con người thao tác trực tiếp trong suốt quá trình sản xuất đều có thể là con đường lây bệnh nếu không được vệ sinh trước khi vào thao tác. Tất cả đều đã tiếp xúc với mầm bệnh ở các khu vực khác hay bên ngoài tự nhiên và rất dễ lây lan cho hệ thống nuôi ấu trùng tôm của mình trong quá trình sản xuất.

 

An toan sinh hoc trại sản xuất giống và tiêu chi tôm giống (phần 1)

An toan sinh hoc trại sản xuất giống và tiêu chi tôm giống (phần 1)

An toan sinh hoc trại sản xuất giống và tiêu chi tôm giống (phần 1)

An toan sinh hoc trại sản xuất giống và tiêu chi tôm giống (phần 1)

An toan sinh hoc trại sản xuất giống và tiêu chi tôm giống (phần 1)
An toan sinh hoc trại sản xuất giống và tiêu chi tôm giống (phần 1)
Sản phẩm liên quan
CALL
SMS
Chỉ đường